So sánh thang máy lồng kính và thang máy truyền thống có gì khác nhau?

Tòa Nhà Kairos Hàm Nghi - 87A Hàm Nghi - P. Nguyễn Thái Bình - Q.1 - TP.HCM

Hotline: 19000158

So sánh thang máy lồng kính và thang máy truyền thống có gì khác nhau?
Ngày đăng: 04/04/2022 08:42 PM

    Trong các loại thang máy, bạn thích đi thang máy nào nhất? Có những người thích trải nghiệm thang máy lồng kính để được ngắm cảnh vật bên ngoài, trong khi số còn lại thích đi thang máy trong không gian kín hơn. Thật ra, cả dòng thang máy lồng kính và thang máy truyền thống đều có ưu - nhược điểm của riêng nó. Hãy tham khảo bài so sánh thang máy lồng kính và thang máy truyền thống để tìm được dòng thang máy phù hợp với mình nhé. 

    so sánh thang máy lồng kính và thang máy truyền thống

    Thang máy lồng kính là gì?

    Để so sánh thang máy lồng kính và thang máy truyền thống một cách chính xác thì cần tìm hiểu thang máy lồng kính là gì. Thang máy lồng kính còn được gọi với cái tên khác là thang máy quan sát. Vì đa phần cabin thang máy được làm bằng kính cường lực trong suốt nên hành khách bên trong sẽ được ngắm phong cảnh bên ngoài. Nhờ trải nghiệm di chuyển tốt nên đây là dòng thang máy được ưa chuộng lắp đặt tại các trung tâm thương mại, khách sạn và nhà hàng sang trọng. 

    Dòng thang máy này thường được lắp đặt bên ngoài các công trình gần biển, gần sông hoặc những nơi có view đẹp nhất trong tòa nhà để đem lại trải nghiệm tốt nhất. Nếu lắp đặt bên trong thì không gian giữa cầu thang hoặc giếng trời là vị trí lắp đặt thang máy lý tưởng nhất. 

    Ưu điểm

    Ưu điểm lớn nhất của thang máy lồng kính là giúp hành khách ngắm được cảnh vật bên ngoài khi di chuyển, đem lại trải nghiệm tốt.

    Thang máy lồng kính sẽ đem lại tính thẩm mỹ cao hơn, giúp không gian xung quanh thêm phần sang trọng, đẳng cấp.

    Dòng thang máy này là giải pháp tối ưu cho những ai mắc hội chứng sợ không gian kín. Thang máy lồng kính sẽ giúp bạn cảm thấy thoáng và dễ chịu hơn.

    Đây cũng là dòng thang máy tiết kiệm điện năng tốt vì có thể tận dụng ánh sáng từ bên ngoài. 

    Nhược điểm

    Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng thang máy lồng kính vẫn còn một số khuyết điểm như:

    Giá thành cao. Tất nhiên để có được chiếc thang máy view đẹp thì số tiền bạn cần bỏ ra cũng không hề nhỏ.

    Vì được làm bằng kính nên thang rất dễ bám bụi. Vì vậy, khi quyết định lắp đặt thang máy lồng kính thì bạn cần chuẩn bị tinh thần phải vệ sinh thang máy thường xuyên hơn các dòng thang máy khác để đảm bảo tính thẩm mỹ.

    Vì có kết cấu trong suốt nên hành khách có thể thấy được bộ phận của thang máy như: cáp tải, khung thép,...

    so sánh thang máy lồng kính và thang máy truyền thống

    Thang máy truyền thống là gì?

    Để có thể so sánh thang máy lồng kính và thang máy truyền thống một cách khách quan, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thang máy truyền thống nhé. Với sự phát triển của công nghệ, ngày nay có liên tục các dòng thang máy thế hệ mới ra đời, nhưng thang máy truyền thống vẫn là sự lựa chọn lý tưởng trong một số trường hợp. 

    Thang máy truyền thống sẽ cần có phòng máy riêng chứa tủ điện và máy kéo để điều khiển thang máy vận hành. Vì thế thang máy truyền thống sẽ có cấu tạo phức tạp hơn, bao gồm: tủ điện, máy kéo, cabin, cáp hành trình, ray hướng dẫn, puli căng cáp, cáp tải, đối trọng, xích bù trừ,... và các hệ thống/ thiết bị đảm bảo an toàn khác như: bộ chống quá tốc, cập của bộ chống quá tốc, chốt an toàn ở cửa thang, khung an toàn đầu cabin,...

    Ưu điểm

    Thang máy truyền thống có ưu điểm lớn nhất chính là chi phí lắp đặt khá rẻ.

    Đặc biệt là dòng thang này không kén công trình, có thể chinh phục được cả công trình có độ cao lên tới 1000m.

    Không chỉ chi phí lắp đặt thấp mà còn tiết kiệm được phí bảo dưỡng và sửa chữa thang máy.

    Khi cần thay thế phụ tùng, chi tiết nào thì ban5 cũng không cần phải chờ đợi quá lâu.

    Nhược điểm

    Nhược điểm lớn nhất của thang máy truyền thống là phải xây dựng phòng máy trên cao. Vì thế bạn cần phải có không gian trên tầng cao nhất để xây dựng phòng máy. Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại ngày nay bạn không cần phải xây dựng phòng máy khi lắp đặt thang máy truyền thống nữa.

    So sánh thang máy lồng kính và thang máy truyền thống có gì khác nhau?

    so sánh thang máy lồng kính và thang máy truyền thống

    Điểm khác biệt đều tiên giữa 2 dòng thang máy này là chính là chất liệu. Thang máy lồng kính được làm từ kính cường lực và khung thép. Thang máy truyền thống thường được xây bằng gạch, gỗ, inox, kính hoặc khung thép,..

    Thang máy lồng kính lắp đặt được cả trong và ngoài trời. Trong khi thang máy truyền thống chỉ được lắp đặt trong nhà.

    Không chỉ đáp ứng nhu cầu di chuyển mà còn đóng vai trò như một khối nội thất, tạo điểm nhấn giúp không gia thêm phần sang trọng. Thang máy truyền thống chỉ dùng để tải khách và vận chuyển hàng hóa.

    Thang máy lồng kính có thể dòng cửa thang mở tay và dòng cửa thang mở tự động. Trong khi thang máy truyền thống chỉ dùng cửa thang tự động.

    Vì được làm từ kính nên tổng thể thang máy lồng kính sẽ trong suốt. Thang máy truyền tống thì sẽ có màu sắc và thiết kế hoa văn đa dạng hơn.

    Có thể được lắp đặt tại cả công trình mới và công trình cải tạo. Trong khi thang máy truyền thống không được dùng để lắp đặt công trình cải tạo. 

    Đơn vị lắp đặt thang máy lồng kính và thang máy truyền thống

    Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị lắp đặt chuyên nghiệp và có kinh nghiệm nhiều năm trên thị trường, thì Thang Máy Asia chính là đơn vị lý tưởng cho bạn. Thang Máy Asia được biết đến là công ty con trực thuộc OBD Vietnam và là đối tác với các công ty lớn như:  Bộ quốc phòng, Tổng cục hậu cần, công ty quản lý nhà Hà Nội và nhiều công ty khác,... Để tìm hiểu thêm chi tiết về đơn vị này, hãy truy cập vào trang web: https://thangmay.asia/

    Kết luận

    Hy vọng vài so sánh thang máy lồng kính và thang máy truyền thống sẽ giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết và cả 2 dòng thang máy này. Để biết thêm chi tiết về thông tin lắp đặt chúng, đừng ngại gì hãy liên hệ với Thang Máy Asia để được đội ngũ nhân viên chúng tôi tư vấn nhé. Chúc bạn sớm chọn được dòng cửa thang máy phù hợp với mình nhé.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline