Kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy - thao tác không thể bỏ qua

Tòa Nhà Kairos Hàm Nghi - 87A Hàm Nghi - P. Nguyễn Thái Bình - Q.1 - TP.HCM

Hotline: 19000158

Kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy - thao tác không thể bỏ qua
Ngày đăng: 13/08/2021 11:41 AM

    Đối với nhiều công trình sau khi được đưa vào sử dụng như thang máy thì trong quá trình sử dụng thấy nó vẫn hoạt động bình thường hay không có bất kì trục trặc gì là sẽ ngó lơ công đoạn bảo trì , bảo quản sửa chữa thang máy gia đình định kỳ dẫn đến nhiều sự cố thương tâm xảy ra trong khi thang máy đang hoạt động khiến người sử dụng cảm thấy thiếu an toàn , e dè khi nhắc đến hay sử dụng chúng.

    Sau đây là lý do tại sao phải kiểm định kỹ thuật an toàn của thang máy.

    Theo điều khoản của bộ lao động thương binh , xã hội thang máy được liệt vào mục thiết bị , máy móc , vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động , bắt buộc phải thực thiệt đúng quy trình bảo quản an toàn tuyệt đối với người sử dụng .

    Nghị định số 95/2013 NĐ-CP ban hành ngày 22 tháng 08 năm 2013 quy định xử phạt đối với các trường hợp chủ sở hữu thang máy không thực hiện kiểm định, phải đối mặt với các mức phạt: Từ 1 triệu đến 3 triệu, từ 3 triệu đến 5 triệu, cao nhất từ 50 triệu đến 70 triệu nếu cố tình đưa thang máy không đủ điều kiện an toàn vào sử dụng.

    Việc kiểm định thang máy có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc đảm bảo an toàn cho người sử dụng . Bất kì một tổ chức nào khi đưa thang máy vào sử dụng cần phải thực hiện nghiêm về việc kiểm tra định kỳ thang máy để ngăn chặn kịp lúc những tai nạn , rủi ro về thang máy .

    Căn cứ vào đâu để kiểm định kỹ thuật thang máy.

    Quá trình sử dụng thang máy chất lượng được dựa trên các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội như :

    QCVN 02: 2011/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện; 

    QCVN 18:2013/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy thủy lực

    QCVN 26:2016/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy không buồng máy

     Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy do Cục An toàn lao động chủ trì biên soạn và được ban hành kèm theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Với mỗi loại thang máy khác nhau lại có một quy trình kiểm định khác nhau.

    Đơn vị nào sẽ được tổ chức kiểm định kỹ thuật thang máy.

    Đối với những đơn vị được Nhà nước cấp giấy chứng nhận đều đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật định kì như :

    Các đơn vị được Cục An Toàn Lao Động, Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội cấp phép: Trung tâm Kiểm định KTAT khu vực I; trung tâm Kiểm định KTAT khu vực II; công ty CP Kiểm định kỹ thuật, an toàn và TVXD; trung tâm kiểm định CN I; trung tâm Kiểm định và huấn luyện KTATLĐ TP. HCM; công ty TNHH Một thành viên Kiểm định kỹ thuật an toàn Dầu khí Việt Nam; công ty TNHH MTV Kiểm định kỹ thuật an toàn Việt Nam; trung tâm kiểm định KTAT khu vực III; trung tâm kiểm định KTAT máy, thiết bị NN; công ty TNHH Kiểm định 6; trung tâm kiểm định Công nghiệp II; trung tâm Kiểm định KTAT Hà Nội; công ty CP Kiểm định an toàn 3.

    Tìm hiểu thêm: Thang máy thủy lực

    Trung tâm Kiểm định Kỹ thuật an toàn Quân đội trực thuộc Bộ Quốc Phòng.

    - Trung tâm Kiểm định công nghiệp I; Trung tâm Kiểm định công nghiệp II; Trung tâm Kiểm định công nghiệp III của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương.

    Khi nào phải tiến hành kiểm định thang máy.

    Quá trình kiểm định thang máy được thực hiện ở những giai đoạn sau :

    Lần đầu tiên : đây là lần kiểm định quan trọng nhất vì để đưa vào hoạt động sau một thời gian dài lắp đặt, việc đánh giá này giúp đánh giá chính xác về chất lượng thiết bị và chất lượng của thang máy nhằm mục đích đảm bảo an toàn tối đa khi đưa vào sử dụng.

    Kiểm định thang máy định kỳ : bất kỳ sản phẩm nào liên quan trực tiếp đến an toàn con người sau một khoảng thời gian dài sử dụng thì cũng cần phải đánh giá nghiêm ngặt các bộ phận thang máy để tiến hành đánh giá chính xác về tình trạng vận hành của chúng để đưa ra những giải pháp kịp thời .

    Đối với những dòng thang máy được đưa vào hoạt động trên 10 năm thì cứ 2 năm cần được bảo trì một lần hoặc những dòng thang sử dụng nhiều , vận chuyển hàng hóa , vật nặng thường xuyên . Còn đối với những dòng thang được sử dụng trên 20 năm thì công đoạn bảo trì là 1 năm.

    Đọc thêm: Thang máy không hố pit

    Kiểm định thang máy khi có dấu hiệu bất thường : quá trình sử dụng thang máy nếu có thấy những dấu hiệu bất thường cần phải liên hệ trực tiếp đến các đơn vị có giấy chứng nhận của Nhà nước  hay đơn vị có thẩm quyền để nhanh chóng kiểm tra, khắc phục kịp thời để tránh những rủi ro không đáng có.

    Quy trình kiểm tra được thực hiện bởi những bước sau :

    Bước 1 : kiểm tra kỹ thuật bên ngoài .

    Kiểm tra đầy đủ , đồng bộ thang máy , sự chính xác của hồ sơ nhà chế tạo , đơn vị lắp đặt so với các thông số , chỉ tiêu kỹ thuật ,...

    Bước 2 : kiểm tra kỹ thuật - thử không tải.

    Kiểm tra đồng bộ các thiết bị thang máy , cabin , buồng máy , đỉnh cabin và các thiết bị liên quan đến thang máy . Kiểm tra giếng thang , cửa tầng , hố thang , các động cơ khác …. Và kiểm tra không tải cho thang máy chạy lên , xuống để kiểm tra độ bất thường .

    Bước 3 : thử tải trọng.

    Các kỹ thuật viên thử tải động ở các chế độ 100% tải định mức, 125% tải định mức, kiểm tra thiết bị hạn chế quá tải, kiểm tra sức chịu tải của hệ thống phanh điện từ. Bằng cách đưa ra giả định về sự cố mất điện thang máy đột ngột để các kỹ thuật viên kiểm tra hoạt động của hệ thống cứu hộ ,...

    Bước 4 : tiến hành sử lý kết quả kiểm định.

    Sau một quá trình kiểm tra nếu thanh máy đạt yêu cầu thì sẽ được đội kỹ thuật dán tem kiểm định , đánh giá chất lượng . Còn nếu công tác kiểm định đưa ra những trục trặc thì cần phải đưa ra các biện pháp sử lý kịp thời .

    Tuy nhiên công tác kiểm tra định kỳ còn hạn chế .

    Để hạn chế việc cắn xén các thiết bị cứu trợ an toàn thì chúng ta nên lựa chọn những cơ sở lắp đặt uy tin để gởi gấm. Tuy nhiên cũng vì sợ bên đội kiểm tra kỹ thuật nên họ đã móc nối đội kiểm tra để qua mặt người tiêu dùng. Cả 2 điều có lợi chỉ có người sử dụng gặp phải những sự cố rủi ro ngoài ý muốn khi gặp phải những tai nạn hy hữu như cửa tầng mở mà không có cabin , cửa thang không mở ,....

    Chưa biết được tầm nguy hiểm của những sự cố thang máy cho nên một số người , một số người đảm nhiệm nhiệm vụ trông coi bảo quản thang máy cho các tòa chung cư thiếu trách nhiệm . Sau khi tiến hành bàn giao công trình thì bên thi công sẽ không chịu trách nhiệm bảo quản nữa mà bên mua sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm bảo quản . Nên bên bảo quản có trách nhiệm lựa chọn người có chuyên môn cao và tinh thần trách nhiệm cao để hạn chế tối đa những rủi ro đáng tiếc.

    Tuy nhiên không phải đội kiểm định thang máy nào cũng chuyên môn . Khâu lựa chọn đội kiểm định thang máy định kỳ cần phải chọn lọc kỹ càng nên lựa chọn những nơi có uy tín chất lượng , tránh những nơi quản bá nhiều với chi phí bảo trì thấp trình độ chuyên môn chưa cao.

    Có thể bạn quan tâm: Thang máy 400kg

    Tuy nhiên để mang lại an toàn cho người sử dụng thì trước tiên máy móc , thiết bị phải lưa chọn loại tốt nhất , nguồn gốc rõ ràng , tuân thủ mọi quy định của Nhà nước và đề cao tín mạng con người , đạo đức trong kinh doanh.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline