Cáp thang máy là gì? Cấu tạo và phân loại cáp thang máy

Trụ sở: Tòa Nhà Kairos Hàm Nghi - 87A Hàm Nghi - P. Nguyễn Thái Bình - quận 1 - TP.HCM

Hotline: 19000158

Cáp thang máy là gì? Cấu tạo và phân loại cáp thang máy
Ngày đăng: 27/02/2024 09:40 AM

    Cáp thang máy là trái tim của hệ thống, giúp nâng và hạ cabin. Cấu tạo chắc chắn từ sợi thép xoắn, tạo nên lực kết đẩy mạnh mẽ giúp người dùng an tâm khi bước vào. Bài viết của Thang Máy ASIA dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm chi tiết về cấu tạo, vai trò, phân loại và nhiều điều thú vị khác về thiết bị này.

     

     

    Cáp thang máy là gì?

    Cáp dành cho thang máy, hay còn được gọi là cáp tải, là một phần chính trong hệ thống. Dây cáp có khả năng chịu lực tốt được đặt ở trên cabin và hố thang, nâng thang lên xuống ổn định, an toàn trong quá trình vận hành, vận chuyển người, hàng hóa.

    Do phải chịu đựng tải trọng nặng, bộ phận này được thiết kế chắc chắn, có độ bền cao, đồng thời tuyệt đối không để dây xảy ra tình trạng bung đứt hay gãy rụt trong quá trình hoạt động.

     

    Hình ảnh: Cáp có khả năng chịu lực tốt được đặt ở trên cabin

     

    Cấu tạo của cáp thang máy

    Dây cáp thường làm từ nhiều sợi thép với đường kính từ 0,2-3 mm/sợi, được bện và xoắn lại với nhau nhằm tăng cường độ bền và khả năng chịu lực, cụ thể:

    • Có tổng cộng 8 tao cáp đan xen nhau. Mỗi tao cáp được tạo thành từ nhiều sợi thép nhỏ (19 sợi) được xoắn lại với nhau.
    • Mỗi tao cáp có 19 sợi thép nhỏ nên rất cứng cáp và chịu lực cao.
    • Lõi bên trong cáp được làm từ sợi tổng hợp, giúp tăng tính linh hoạt và dễ uốn cong của cáp.

     

    Hình ảnh: Có tổng cộng 8 tao cáp đan xen nhau

     

    Công dụng của cáp thang máy

    Cáp được coi là “nòng cốt” của hệ thống thang, đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển người hoặc hàng hóa ổn định, an toàn và đạt hiệu quả cao nhất.

    • Chịu trách nhiệm chịu lực nâng, là lực cần thiết để nâng và hạ cabin.
    • Bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ an toàn cho cabin và hành khách.
    • Giữ cabin của thang luôn ổn định và êm trong khi vận hành chở người hoặc hàng hóa lên xuống.

     

    Hình ảnh: Cáp giữ cabin của thang luôn hoạt ổn định và êm

     

    Các loại cáp thang máy phổ biến hiện nay

    Hiện nay, có hai loại cáp chính được sử dụng rộng rãi trong ngành lĩnh vực này là: Cáp thép phủ nhựa và cáp thép truyền thống. Mỗi loại có những đặc điểm nổi bật riêng, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về từng loại:

     

    1. Cáp thép truyền thống

    Đây loại cáp được sử dụng rất lâu trong ngành thang máy và vận chuyển hàng hóa. Dù có mặt trên thị trường rất sớm nhưng thiết bị này vẫn sở hữu nhiều điểm nổi bật như:

     

    Hình ảnh: Cần đạt đến mức độ bền ít nhất là 1570 N_mm2 hoặc 1770 N_mm2

     

    • Thường có lõi bố tẩm dầu, giúp giảm mài mòn và tăng độ bền của cáp trong quá trình vận hành.
    • Được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống thang cũ.
    • Có khả năng chịu tải trọng cao và đảm bảo ổn định trong quá trình nâng hạ cabin và hàng hóa.
    • Cần đặc biệt chú ý đến công đoạn bảo trì để ngăn chặn mài mòn.

    Mặc dù có những ưu điểm, nhưng loại cáp này hiện đang dần được thay thế bởi các công nghệ cáp mới với tính năng và hiệu suất cao hơn.

     

    2. Cáp thép phủ nhựa

    Cáp thép phủ nhựa được sử dụng phổ biến vì là bản cải tiến so với cáp thép truyền thống. Lớp phủ bảo vệ bằng nhựa mang lại nhiều lợi ích đặc biệt. Cụ thể:

    • Được phủ nhựa, thiết kế với sự linh hoạt và khả năng chịu tải cao.
    • Lớp phủ nhựa bảo vệ cáp khỏi mài mòn và oxy hóa, từ đó tăng độ bền và tuổi thọ của sản phẩm trong mọi điều kiện môi trường khắc nghiệt.
    • Có khả năng chịu nhiệt độ cao, giúp cáp vận hành ổn định trong điều kiện nhiệt độ cao.
    • Ngăn chặn bụi bẩn và chất béo bám vào cáp, làm giảm chí phí và thời gian bảo trì.
    • Có thể điều chỉnh độ dày của lớp phủ nhựa theo yêu cầu cụ thể của hệ thống.

     

    Hình ảnh: Là một loại cáp tiên tiến được sử dụng phổ biến

     

    Một số tiêu chí lựa chọn cáp thang máy đạt chuẩn

    Theo tiêu chuẩn TCVN 7550:2005 về cáp dành cho thang máy gia đình, có một số tiêu chí cần tuân thủ nhất định khi thi công và lắp an toàn, bạn cần đạt được các tiêu chuẩn, bao gồm:

    • Cần đạt đến mức độ bền ít nhất là 1570 N/mm2 hoặc 1770 N/mm2 đối với cáp có các sợi thép cùng độ bền.
    • Đối với sợi ngoài, độ bền tối thiểu là 1370 N/mm2.
    • Đối với sợi trong, độ bền tối thiểu là 1770 N/mm2.

     

     

    Khi nào thì cần bảo trì và thay thế cáp thang máy?

    Bảo trì và thay thế cáp là việc làm quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu suất của hệ thống. Tiêu chuẩn TCVN 7550:2005 quy định về dấu hiệu cáp cần thay thế như sau:

    • Độ mòn của cáp tải không nên vượt quá 10%.
    • Sau khoảng 5 năm sử dụng, bộ phận này có thể bắt đầu trải qua quá trình mòn nên bạn cần thường xuyên bảo trì định kỳ.
    • Nếu cáp bắt đầu có dấu hiệu mòn, như màu trắng hoặc các sợi cáp bong ra, đó là dấu hiệu cần kiểm tra và xem xét việc thay thế.
    • Trong trường hợp cáp trở khô dầu, gỉ sắt, hoặc xuất hiện hiện tượng bất thường khác, cần kiểm tra ngay lập tức để đảm bảo an toàn và tránh các vấn đề lớn hơn.

     

    Hình ảnh: Nếu cáp bắt đầu có dấu hiệu mòn, như màu trắng hoặc các sợi cáp bong ra, đó là dấu hiệu cần kiểm tra

     

    Đây là toàn bộ thông tin về cáp thang máy mà Thang Máy ASIA muốn mang đến cho bạn. Mong rằng những thông tin phía trên sẽ giúp ích bạn hiểu rõ hơn về vai trò, cấu tạo, và các loại cáp đang có mặt trên thị trường hiện nay.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline